399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Ngày nay, thang máy dường như đã trở nên quá quen thuộc đối với mọi người ở khắp nơi trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Hoạt động trên nguyên lý ròng rọc, thang máy bao gồm ba phần chính. Thứ nhất là bánh xe ròng rọc, thứ hai là dây cáp giữa ròng rọc và buồng thang máy, cuối cùng là buồng thang máy là nơi chúng ta bước vào để tiến hành di chuyển lên xuống giữa các tầng trong một tòa nhà cao tầng. Không gian của thang máy thường là một không gian độc lập lại khá khép kín nên nhiều khi xảy ra sự cố mà không hề ai hay biết. Từ khi được đưa vào sử dụng đến nay, đã có vô số trường hợp sự cố thang máy từ nhẹ cho đến nghiêm trọng xảy ra, nhưng người ta vẫn không thể phủ nhận công dụng của thang máy quá lớn, chỉ còn biện pháp hạn chế tối đa những vụ tai nạn đó xảy ra. Trong công nghiệp xây dựng, thang máy là công cụ hỗ trợ đắc lực của những người công nhân khi họ phải di chuyển lên xuống trong phạm vi xây dựng một nhà cao tầng. Tuy nhiên, thang máy ở những nơi này thường không được chú trọng quan tâm, đôi khi lại được làm quá sơ sài. Kiểm định an toàn thang máy chính là biện pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn cho những người lao động làm việc tại đây.
Cũng giống như thang máy dân dụng, thang máy dùng trong xây dựng gồm 3 phần kể trên, công dụng chủ yếu vẫn là đưa người đi lên đi xuống trong một tòa nhà cao tầng. Kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy sẽ xác định thử nghiệm trọng lượng chấp nhận được của buồng thang máy và dây cáp bên trong, từ đó ước lượng số lượng người tối đa mỗi lần sử dụng thang máy. Điều này được tiến hành sẽ không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho người lao động, mà còn là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp hơn so với việc thang máy hư hỏng làm gián đoạn quá trình thi công.
Tóm lại, kiểm định an toàn thang máy là vô cùng cần thiết và quan trọng, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và công nhân lao động.