399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Mục lục
Cao su kỹ thuật nổi bật bởi thời gian sử dụng lâu dài, chịu tải trọng nặng, nhiệt độ cao, tính đàn hồi tốt, chịu hóa chất, chống rung va đập, dễ gia công.
Các ưu điểm cao su kỹ thuật gồm:
Chúng có thiết kế cấu trúc phân tử chắc chắn, chịu được mài mòn, tác động tia cực tím UV, ánh nắng mặt trời và điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo duy trì tính ổn định, không bị biến dạng, co rút trong suốt một thời gian dài.
Cấu tạo chủ yếu từ cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp tùy ứng dụng cung cấp sự đàn hồi, dẻo dai giúp sản phẩm chịu tải trọng nặng, nhiệt độ cao mà không bị biến chất, suy giảm hiệu suất sản phẩm trong suốt quá trình vận hành.
Độ đàn hồi cao cao su kỹ thuật giúp sản phẩm thích hợp với bề mặt cấu trúc máy móc, thiết bị. Điều này làm tăng tính linh hoạt và độ chính xác của ứng dụng.
Cao su kỹ thuật thường được tinh chế xử lý chịu được yếu tố gây ăn mòn như nước, hơi ẩm, hoặc chất ăn mòn axit, kiềm, dầu mỡ, dung môi… Điều này làm cho sản phẩm cao su có thể được sử dụng trong các môi trường làm việc đa dạng mà không lo lắng về sự hỏng hóc do tác động của các hóa chất.
Chúng có khả năng hấp thụ giảm tiếng ồn, rung động, va đập do hoạt động của máy móc thiết bị làm giảm thiểu sự phiền toái, mệt mỏi cho người làm việc, đồng thời góp phần bảo vệ máy móc thiết bị khỏi hỏng hóc do rung động quá mức.
Khi sử dụng quá trình lưu hoá cao su và hệ thống máy móc hiện đại, các sản phẩm cao su kỹ thuật được sản xuất đúng yêu cầu về kích thước, hình dạng, tính chất kỹ thuật khác, đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn, mong muốn của khách hàng.
Sản phẩm cao su kỹ thuật thường có độ bền cao, ít cần sửa chữa nên giảm thiểu chi phí thay thế, cải tạo, làm tăng tính ổn định của quá trình sản xuất.
Cao su kỹ thuật được sản xuất nhiều loại, phân loại dựa trên chức năng, kích thước, nguồn hình thành để phục vụ cho từng mục đích, ứng dụng khác nhau.
Làm kín nước: có khả năng ngăn chặn sự thấm thấu của nước, đảm bảo kín đáo, an toàn của các thiết bị, cấu trúc, thường dùng trong thủy điện hoặc nhà máy.
Chịu dầu, chịu nhiệt: chịu đựng nhiệt độ cao và tiếp xúc với dầu trong môi trường khắc nghiệt. Thường được gia công với chất phụ gia để tăng tính chịu nhiệt dầu, đảm bảo hiệu suất hoạt động của thiết bị trong môi trường công nghiệp.
Giảm tiếng ồn: có thể hấp thụ phân tán tiếng ồn, giúp giảm thiểu sự phiền toái, tạo ra môi trường làm việc/sống an toàn thoải mái, thường ứng dụng tại nơi cần yên tĩnh như trường học, bệnh viện nơi có nhiều máy móc, phương tiện giao thông.
Chống rung: giảm sự rung động trong thiết bị hoặc cơ cấu động như động cơ, máy móc, thiết bị gia công, tạo ra không gian làm việc ổn định an toàn.
Chống bụi: thường thiết kế bề mặt kín, chịu mài mòn có tính năng chống bụi, hạt nhỏ li ti, tạp chất có thể làm suy giảm hiệu suất, hoạt động không hiệu quả.
Trong ứng dụng gia đình, cao su thường có kích thước nhỏ được thiết kế để phục vụ nhu cầu cụ thể hộ gia đình như làm kín cửa, chống trượt, trang trí.
Trong ngành công nghiệp, cao su kỹ thuật thường có đa dạng kích thước hình dạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng lớn phong phú.
Thiết kế với nhiều hình dạng như dạng tấm, vòng tròn, thảm nhiều màu sắc, kích thước, độ dày khác nhau để phù hợp dùng trong các không gian riêng.
Cao su tự nhiên: được sản xuất từ 100% mủ cao su thiên nhiên nên giữ nguyên các tính chất của cao su gồm đàn hồi, độ bền, chịu nhiệt, thường ứng dụng trong y tế, công nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm vì sự an toàn.
Cao su nhân tạo (tổng hợp): gia công kết hợp giữa cao su tự nhiên với chất phụ gia nhằm cải thiện, tinh chỉnh tính năng sản phẩm, thường được bán giá rẻ phục vụ trong công nghiệp xây dựng do khả năng tùy chỉnh cũng như tính ổn định.
1. Ron cao su thủy lợi: Sử dụng để làm kín các bộ phận trong hệ thống thủy lợi.
2. Vòng đệm: Dùng trong máy móc, thiết bị để giảm ma sát và cách điện.
3. Ron cao su ống nước: Dùng kín nước trong ứng dụng dân dụng công nghiệp.
4. Ron kính: Dùng để làm kín giữa các bề mặt kính, giảm tiếng ồn cách nhiệt.
5. Ron cao su chịu dầu: Được thiết kế để chịu đựng tiếp xúc với dầu chất lỏng.
6. Gioăng cao su: Sử dụng trong nhiều ngành để làm kín hoặc giảm chấn.
7. Phớt cao su: Được dùng trong thiết bị máy móc để chịu lực giảm ma sát.
8. Gờ giảm tốc: Sử dụng trên tuyến đường để giảm tốc độ cảnh báo nguy hiểm.
9. Cao su chống va: chịu lực, giảm chấn trong khu vực đòi hỏi bảo vệ an toàn.
10. Tấm cao su lót sàn: Dùng trong nhà máy, kho bãi giảm ồn, trơn trượt va đập.
11. Cao su chèn khe hở công trình: dùng trong xây dựng để làm kín khe hở.
12. Trục lô cao su: Dùng trong ngành công nghiệp để giảm tiếng ồn và rung động.
13. Đệm chống va tàu: Bảo vệ cơ sở hạ tầng cảng biển khỏi va chạm tàu thuyền.
14. Gờ chắn cao su chịu lực: Sử dụng để hạn chế lưu lượng nước và bảo vệ bờ kè.
15. Cao su ngành thủy lợi, thủy điện: dùng làm kín hoặc giảm chấn.