399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Trong cuộc khai quật tại Abri Castanet trong Vezere Valley của Pháp, một nhóm các nhà khảo cổ tìm thấy khắc trên mặt dưới của một khối lớn. Các nhà khảo cổ học tin rằng tác giả của bức tranh đến từ các nền văn hóa Aurignacian, họ sống vào khoảng thời gian cách đây từ 28.000 năm đến 40.000 năm.
Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến có niên đại carbon phóng xạ, các nhà nghiên cứu xác định các hình khắc có thể lên đến 37.000 năm tuổi. Trước đó, bức tranh tường cổ nhất thế giới được tìm thấy tại một nơi hẻo lánh thuộc Grotte Chauvet, có niên đại khoảng 30.000-36.000 năm.
Các hình ảnh được khắc rõ ràng trên phiến đá cho thấy một hình bầu dục trừu tượng rất giống với hình ảnh được hiểu là cơ quan sinh dục nữ. Khi tôi nhìn thấy hình ảnh phản ứng của tôi là: “Ôi lạy Chúa, một âm hộ”, Giáo sư khảo cổ học, Randall White, tại trường đại học New York, chủ biên công trình nghiên cứu mới công bố trong tạp chí của Viện Hàn âm Khoa học Quốc gia Pháp cho biết những thợ săn tuần lộc thời tiền sử khắc bức tranh lên mặt tường đá nằm cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét với mục đích trang trí. Họa tiết khá đa dạng từ hình con ngựa đến biểu tượng bộ phận sinh dục nữ. Nét khắc chạm có phần thô ráp, không tinh xảo bằng các bức vẽ động vật được tìm thấy năm 1994 ở Grotte Chauvet.
Cũng trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố tuần trước trong tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, các nhà khoa học Pháp đã mô tả những bức tranh tại Chauvet là “lâu đời nhất và phức tạp nhất từng được phát hiện.”