399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kinh tế
  • Quy định về vận tải hàng nguy hiểm trên biển

Quy định về vận tải hàng nguy hiểm trên biển

Một số quy định được áp dụng cho hoạt động vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường biển, đơn vị vận chuyển và người gửi hàng cần tuân thủ.

Phương thức vận tải đường biển xuất hiện từ rất sớm khi việc buôn bán vượt đại dương giữa các quốc gia manh nha xuất hiện. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu biển. Nhưng những mặt hàng nguy hiểm được vận chuyển bằng đường biển tiềm ẩn nhiều mối nguy với con tàu; hàng hóa và con người. Đây là lý do cần có những quy định đặc thù đối với việc vận chuyển mặt hàng nguy hiểm bằng đường biển.

Quy định về vận tải hàng nguy hiểm trên biển

Định nghĩa hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm là những loại hàng hóa có thể phát sinh sự cố cháy nổ; gây độc hại; gây tử vong; phá phủy phương tiện vận chuyển; phát tán phóng xạ…trong quá trình lưu kho, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận. Trong vận tải đường biển, rủi ro lớn nhất là sự cố phát sinh gây phá hủy phương tiện; làm lật tàu hay chìm tàu. Theo luật định, hàng hóa nguy hiểm là là hàng hóa chứa các chất nguy hiểm; có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Chúng ta có thể liệt kê hàng loạt các mặt hàng được cho là nguy hiểm như:

- Chất nổ và vật liệu gây nổ công nghiệp

- Chất lây nhiễm và độc hại

- Chất phóng xạ

- Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy

- Các loại khí ga dù dễ cháy và độc hại hay không

- Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy

- Chất ăn mòn

- Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa

- Chất và hàng gây nguy hiểm khác

Những mặt hàng nay khi cần vận tải đường biển cần đáp ứng những điều kiện khắt khe gấp nhiều lần so với các mặt hàng khác.

Quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển

- Quy định về phương tiện vận chuyển: Các bộ phận, thiết bị chuyên dùng của phương tiện phải đạt tiêu chuẩn do Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10. Phương tiện tham gia kiểm định và có giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm. Các phương tiện này cũng phải dán biểu tượng nguy hiểm lên mặt hàng đang vận chuyển. Sau khi vận chuyển cần làm sạch, xóa bỏ hết chúng.

- Quy định về bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm: Trong vận tải đường biển, hàng hóa nguy hiểm cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về bảo quản và bao bì. Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2016/ NĐ-CP có quy định:

+ Bao bì có khả năng chống sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với các chất chứa bên trong, không bị hoen gỉ; chống thấm, kín đáo và chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường khi vận chuyển trong điều kiện bình thường hoặc xảy ra sự cố.

+ Các loại bao bì, vật chứa sau khi dùng xong cần bảo quản riêng

+ Bao bì phải phù hợp với hàng chứa bên trong và miễn nhiễm với các loại hóa chất hoặc tác động của hàng nguy hiểm khi vận tải đường biển.

+ Nếu cá nhân hoặc tổ chức tự đóng gói hàng nguy hiểm, phải tiến hành thực nghiệm và kiểm tra chất lượng bao bì trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế rơi lọt, tò rỉ chất độc hại khi chuyên chở bằng đường biển.

- Quy định về trách nhiệm của các bên trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm: Đây cũng là vấn đề quan trọng khi vận tải đường biển hàng nguy hiểm. Các bên khi tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần có trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Chủ hàng cần hỗ trợ tuyệt đối và thanh toán đúng thời hạn với bên vận chuyển. Bên cung cấp dịch vụ phải đảm bảo toàn bộ quá trình vận chuyển; an toàn hàng hóa và thời gian cũng như địa điểm giao hàng theo quy định.

Có rất nhiều quy định cần được thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiển trên biển. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho cả con người; phương tiện và môi trường khi vận tải đường biển. Các doanh nghiệp nên nghiêm túc thực hiện những quy định này.