399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Tăng nguy cơ bị trầm cảm khi để đèn trong lúc ngủ

Tăng nguy cơ bị trầm cảm khi để đèn trong lúc ngủ

Nhiều người thường xuyên có thói quen để đèn sáng trong lúc đi ngủ, điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hơn so với những người ngủ tắt đèn.

Tăng nguy cơ bị trầm cảm khi để đèn trong lúc ngủ

Lúc ngủ là khoảng thời gian mà bộ ốc con người được nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc liên tục. Với việc có ánh sáng phát ra từ các nguồn đèn khác nhau, tùy theo cường độ nguồn sáng mà gây ra những ảnh hưởng nhất định tới thời gian nghỉ ngơi não bộ, tới một bộ phận nào đó trên não. Chính tại đây, não của con người sẽ không được nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cùng một số tác động không tốt khác.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, nhưng phần lớn do các tác động không tốt từ bên ngoài đến não bộ, tâm lý con người. Khi thường xuyên để đèn trong lúc ngủ, một vài vị trí trên não sẽ bị ảnh hưởng, kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ bắt đầu hình thành những triệu chứng không tốt liên quan tới tâm lý, làm con người tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Bất cứ loại ánh sáng nào trong khi ngủ - từ khoảng trống ở rèm cửa đến ánh đèn flash của điện thoại thông minh – đều có thể mở đường cho bệnh trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng ngay cả những dấu hiệu nhỏ nhất của tiếp xúc ánh sáng trong phòng ngủ vào ban đêm cũng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm do đồng hồ sinh học bị nhầm lẫn.

Một số nghiên cứu trước đây đã liên hệ việc tiếp xúc ánh sáng ban đêm với sự gián đoạn chu ký thức ngủ của cơ thể, nhưng còn chưa giải thích được nó ảnh hưởng đến trầm cảm như thế nào.

Tuy nghiên cứu mới của trường Đại học Y Nara chưa làm sáng tỏ được bí ẩn này, song nó cung cấp một số bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy mối liên hệ mạnh hơn thừa nhận của hầu hết mọi người.

Nhóm nghiên cứu do TS Kenji Obayashi dẫn đầu đã tập hợp 863 người cao tuổi, với tuổi trung bình là 72, không có triệu chứng trầm cảm - lo lắng hoặc cảm giác buồn bã trường diễn - khi bắt đầu nghiên cứu kéo dài hai năm.

Họ đo mức độ ánh sáng trong phòng của các đối tượng bằng cách đặt đồng hồ đo ánh sáng ở đầu giường của mỗi người để xác định lượng ánh sáng mà đối tượng sẽ nhìn thấy trong khi ngủ. Khoảng 710 người ngủ trong phòng tối hoàn toàn, trong khi những người còn lại có tiếp xúc với ánh sáng ban đêm.

Những người tham gia cũng được yêu cầu ghi nhật kí về giấc ngủ và hoàn thành các khảo sát để theo dõi sự phát triển của các triệu chứng trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng so với nhóm ngủ trong phòng tối, những người tiếp xúc với hơn 5 lumens ánh sáng vào ban đêm có nguy cơ phát triển các triệu chứng trầm cảm cao hơn đáng kể.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên liên hệ việc tiếp xúc ánh sáng ban đêm với rối loạn tâm trạng.

Nghiên cứu được công bố trên số năm 2009 của tờ Behavioral Brain Research thấy rằng những con chuột được để trong phòng chiếu sáng 24 giờ/ngày có nhiều triệu chứng trầm cảm hơn những đứa trẻ có chu kỳ sáng tối bình thường.

Việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể dẫn đến thiếu ngủ - nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí Physiological Reports cho thấy tiếp xúc với ánh sáng chói trước khi đi ngủ có thể làm ngừng sản sinh melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ.

Tuy nhiên, nghiên cứu còn chưa thống nhất về việc liệu thiếu ngủ có gây trầm cảm hay không.

Ví dụ, nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Behavior Therapy và Experimental Psychiatry cho thấy những người ngủ ít hơn 8 tiếng một đêm dễ bị lo lắng và trầm cảm.

Trong khi đó, nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Pennsylvania năm 2017 lại cho thấy thiếu ngủ thực sự có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm trong vòng 24 giờ.

Các tác giả của nghiên cứu mới đây cho biết chưa rõ ánh sáng ban đêm có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm như thế nào.

Tuy nhiên, giảm melatonin do tiếp xúc với ánh sáng có thể gây ra những hậu quả tâm lý.